Công tác đào, đắp công trình xây dựng được pháp luật hướng dẫn xử lý như thế nào?

Công tác đào, đắp công trình xây dựng được pháp luật hướng dẫn xử lý như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Trung, tôi có tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc đo bóc khối lượng xây dựng công trình, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Công tác đào, đắp công trình xây dựng được pháp luật hướng dẫn xử lý như thế nào? Tôi có thể tham khảo nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Công tác đào, đắp công trình xây dựng được pháp luật hướng dẫn xử lý theo quy định tại Tiết 5.2 Tiểu Mục 5 Mục 2 Quyết định 451/QĐ-BXD năm 2016 công bố Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau: 

5.2. Công tác đào, đắp

- Khối lượng đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, loại bùn, cấp đất, đá, độ sâu đào, bề rộng của hố đào, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).

- Khối lượng đắp phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp (đất, đá, cát...), cấp đất đá, độ dày của lớp vật liệu đắp, độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).

- Khối lượng công tác đào, đắp được tính theo kích thước trong bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, không tính thêm độ nở rời, co ngót hoặc hao hụt.

- Trường hợp đào đất để đắp thì khối lượng đất đào bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp. Trường hợp mua đất rời để đắp thì khối lượng đất rời dùng để đắp được xác định căn cứ vào khối lượng đất đo tại nơi đắp nhân với hệ số tơi xốp của đất (bằng khối lượng thể tích khô của đất theo yêu cầu thiết kế chia cho khối lượng thể tích khô xốp ngoài hiện trường).

- Khối lượng đào, đắp khi đo bóc không bao gồm khối lượng các công trình ngầm chiếm chỗ (đường ống kỹ thuật, cống thoát nước...). Trong khối lượng đào không tính riêng khối lượng các loại đất/đá mà khác với cấp đất/đá đang thực hiện đo bóc nếu khối lượng đó nhỏ hơn 1m3.

- Đối với công tác đào, đắp móng công trình nhà cao tầng, công trình thủy công, trụ cầu, mố cầu, hầm, các công trình theo tuyến, nền đất yếu thì trong phần mô tả đào, đắp cần ghi rõ biện pháp thi công phục vụ đào, đắp như làm cừ chống sạt lở,...(nếu có).

- Việc tận dụng vật liệu sau khi đào (nếu có), phương án vận chuyển vật liệu đào ra khỏi công trình cần được ghi cụ thể trong phần mô tả của khoản mục công việc.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về việc hướng dẫn xử lý công tác đào, đắp công trình xây dựng được pháp luật hướng dẫn xử lý theo quy định, theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 451/QĐ-BXD.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình xây dựng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào