Nguyên tắc tiếp công dân của Bộ Quốc phòng
Ngày 21/04/2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 59/2016/TT-BQP quy định tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng. Thông tư này quy định về tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa Điểm tiếp công dân (gọi chung là nơi tiếp công dân) của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (gọi chung là cơ quan, đơn vị) trong Bộ Quốc phòng; nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người tiếp công dân; mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và các Điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trụ sở tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng.
Theo đó, nguyên tắc tiếp công dân của Bộ Quốc phòng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2016/TT-BQP. Cụ thể như sau:
1. Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự Nhà nước, gồm: Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” bị tòa án xét xử, kết án từ hình thức phạt tù cho hưởng án treo trở lên và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì bị tước danh hiệu.
2. Cá nhân bị xét xử oan, sai được cơ quan có thẩm quyền minh oan, sửa sai thì được phục hồi danh hiệu và trao lại danh hiệu đã bị tước.
3. Thủ tục, hồ sơ tước danh hiệu, phục hồi danh hiệu, trao lại danh hiệu thực hiện theo Điều 84 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nguyên tắc tiếp công dân của Bộ Quốc phòng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 59/2016/TT-BQP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật