Xử phạt vi phạm về bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Xử phạt như thế nào về hành vi vi phạm quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thanh Lam. Hiện tại, công việc của tôi có liên quan đến lĩnh vực quản lý tài sản của Nhà nước. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin, Ban biên tập cho tôi hỏi: Xử phạt như thế nào về hành vi vi phạm quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (lam***@gmail.com)

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 34 Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc yêu cầu kỹ thuật bảo quản tạm thời về bảo quản hàng dự trữ quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; không chấp hành đúng quy định về thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia; bảo quản hàng dự trữ quốc gia không đúng địa điểm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 400.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động cất giữ, bảo quản, luân chuyển hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 400.000.000 đồng trở lên.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện để bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Trên đây là nội dung quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào