Trách nhiệm của đối tác công khác trong việc tổ chức thực hiện chương trình PPP
Trách nhiệm của đối tác công khác trong việc tổ chức thực hiện chương trình PPP được quy định tại Điều 19 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN về quy định quản lý thực hiện Đề án "Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ" do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:
Đối tác công khác (ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ) tham gia chương trình PPP có trách nhiệm:
- Chủ động phối hợp với các đối tác công và đối tác tư trao đổi, thống nhất cùng nhau xây dựng đề xuất chương trình PPP; cử đại diện tham gia, phối hợp với cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn xây dựng đề án khung chương trình PPP;
- Cử đại diện tham gia các phiên họp của hội đồng tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
- Tham gia với các đối tác công và đối tác tư xây dựng, ký kết hợp đồng đối tác công - tư, cử đại diện tham gia ban chủ nhiệm theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và Điều 16 Thông tư này khi được yêu cầu;
- Căn cứ danh mục chi tiết đề tài, dự án thuộc chương trình PPP do ban chủ nhiệm đề xuất thuộc thẩm quyền quản lý tương ứng, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ 6 tháng, hằng năm gửi báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc thẩm quyền cho ban chủ nhiệm để tổng hợp.
Trong đó, chương trình PPP (chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ) là nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thí điểm triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ (gọi chung là đề tài, dự án) do các đối tác công và đối tác tư cùng nhau xác định, ký hợp đồng đối tác công - tư thực hiện và khai thác, sử dụng các kết quả tạo ra.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm của đối tác công khác trong việc tổ chức thực hiện chương trình PPP. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 11/2017/TT-BKHCN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật