Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại

Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hùng, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Cho tôi hỏi: Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.             

Theo quy định tại Điều 28 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (ban hành kèm Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016) thì nội dung này được quy định như sau:  

Khi kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp Luật của Thừa phát lại trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2009/NĐ- CP; Thông tư liên tịch số 03/2014 ngày 17/01/2014 giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về “Hướng dẫn việc xác minh Điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng”; Thông tư liên tịch số 09/2014 ngày 28/02/2014 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tài chính về “Hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012 ngày 23/11/2012 của Quốc hội”; Hướng dẫn số 03/HD-VKSNDTC-V10 ngày 07/01/2014 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Hướng dẫn công tác kiểm sát hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại”.      

Trên đây là nội dung tư vấn về kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016.

Trân trọng!                                  

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào