Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu

Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Tiến Quân, gần đây tôi đang tìm hiểu những quy định pháp luật về Luật đấu giá tài sản nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!

Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2017/NĐ-CP hướng dẫn việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn, cụ thể như sau: 

1. Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.

2. Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.

3. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.

Trên đây là nội dung câu trả lời về những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề trên bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 61/2017/NĐ-CP.

Trân trọn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào