Dò tìm bom, mìn, vật nổ trên mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3m hoặc 5m bằng thiết bị sona và từ kế, độ sâu nước từ hơn 30m - 300m

Dò tìm trên mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3m hoặc 5m bằng thiết bị sona và từ kế, độ sâu nước từ lớn hơn 30m đến 300m khi rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Đạt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Kon Tum. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển. Vì vậy, tôi muốn hỏi việc dò tìm trên mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3m hoặc 5m bằng thiết bị sona và từ kế, độ sâu nước từ lớn hơn 30m đến 300m khi rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập. (dat.nam***@gmail.com)  

Dò tìm trên mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3m hoặc 5m bằng thiết bị Sona và Từ kế, độ sâu nước từ lớn hơn 30m đến 300m khi rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển được quy định tại Điều 18 Quy trình kỹ thuật rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 154/2013/TT-BQP như sau:

1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các khu vực bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ ở độ sâu 3 m hoặc 5 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ > 30 m đến 300 m.

2. Trang bị: Tàu đến 2.500 cv (tùy độ sâu nước, khoảng cách với bờ, điều kiện khí hậu và thủy triều để chọn loại phương tiện), thiết bị Sona và Từ kế, thiết bị DGPS, thiết bị định vị thủy âm và các thiết bị kết nối đồng bộ, tời.

3. Thứ tự công việc

a) Kiểm tra sự hoạt động của các tất cả các trang, thiết bị như: Tàu, thiết bị Sona và Từ kế, các thiết bị định vị, các thiết bị kết nối, tời.

b) Tiến hành định vị phạm vi khu vực thi công trong ngày.

c) Lập chương trình chia nhỏ khu vực thành các đường dò (theo chiều dài khu vực) cho thiết bị Sona và Từ kế làm việc, mỗi đường dò có chiều dài tùy theo chiều dài của khu vực cần dò tìm căn cứ vào khối lượng thi công trong ngày, nhưng không dài quá 5 km. Khoảng cách giữa 2 đường dò liền kề nhau phải căn cứ vào tính năng của thiết bị để quyết định, thường từ 30 m đến 35 m.

d) Chạy tàu theo dọc đường dò đã được lập trình với tốc độ 8 km/h, điều chỉnh cáp kéo sao cho thiết bị Sona và Từ kế phải cách mặt đất đáy biển tối thiểu là 10 m (theo tính năng của máy). Để đảm bảo tránh sót tín hiệu, các vệt dò sau phải trùm lên vệt dò trước đó từ 3 m đến 5 m. Tín hiệu từ tính do máy dò từ kế phát hiện được sẽ được hiển thị trên màn hình. Sau khi dò hết chiều dài đường dò thứ nhất trong ô thi công, quay tàu để dò sang đường dò thứ hai cạnh đường dò thứ nhất. Cứ như thế cho đến hết phạm vi thi công dự kiến trong ngày.

e) Ghi và truyền số liệu thu được vào bộ nhớ của máy tính chuyên dụng.

f) Thực hiện việc xử lý số liệu thu được, kết quả cuối cùng sẽ là bản đồ hình ảnh bề mặt đáy biển và bản đồ từ tính cùng tọa độ của các vật thể nằm trên bề mặt hoặc nằm dưới đáy biển mà máy dò phát hiện được. Dùng bộ đàm để liên hệ và cung cấp các tọa độ có tín hiệu cho tàu xử lý tín hiệu chạy phía sau.

Trên đây là nội dung quy định về việc dò tìm trên mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3m hoặc 5m bằng thiết bị Sona và Từ kế, độ sâu nước từ lớn hơn 30m đến 300m khi rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 154/2013/TT-BQP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào