Định mức lao động công nghệ trong phòng trong trắc địa phục vụ điều tra địa chất biển sâu

Định mức lao động công nghệ trong phòng trong trắc địa phục vụ điều tra địa chất biển sâu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm việc tại công ty khai thác khoáng sản gần vùng biển Vũng Tàu. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc định mức lao động công nghệ trong phòng trong trắc địa phục vụ điều tra địa chất biển sâu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Hương Thảo (thao_***@gmail.com)

Định mức lao động công nghệ trong phòng trong trắc địa phục vụ điều tra địa chất biển sâu được quy định tại Tiểu mục 1.2 Mục 1 Chương I Phần IV Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BTNMT như sau:

1.2.1. Văn phòng thực địa trắc địa phục vụ điều tra địa chất biển sâu

a) Nội dung công việc

- Xử lý số liệu các kết quả đo của từng đợt thực địa để cung cấp các thông tin cần thiết cho đợt thi công thực địa tiếp theo;

- Cải chính phân sai kết quả đo máy động;

- Đưa vị trí từng điểm mẫu địa chất lên bản đồ thiết kế để đánh giá độ lệch của tuyến và điểm;

- So sánh độ sâu theo băng với mặt địa hình để cung cấp thông tin cho địa chất để đánh giá về sự thay đổi địa hình tầng mặt phân chia các bậc địa hình, địa mạo. So sánh độ sâu theo băng với độ sâu mặt phản xạ theo băng địa chấn.

b) Định biên

Bảng 78

Công việc

KSC7

KSC3

KS4

Nhóm

Văn phòng thực địa phục vụ điều tra địa chất biên sâu

1

1

1

3

c) Định mức

Tính công nhóm/100 km2

Bảng 79

Công việc

Mức

Văn phòng thực địa phục vụ điều tra địa chất biển sâu

0,34

1.2.2. Văn phòng báo cáo kết quả thi công phục vụ điều tra địa chất biển sâu

a) Nội dung công việc

- Cải chính phân sai chính thức kết quả đo các máy động trên toàn khu vực khảo sát;

- Xử lý các số liệu đo trên tuyến cho phù hợp với số liệu đo trên tàu;

- Tính chuyển tọa độ giữa các hệ theo yêu cầu của địa chất;

- Đọc độ sâu theo băng của các điểm mẫu địa chất và điểm đặc trưng địa hình;

- Xử lý và hiệu chỉnh kết quả đo sâu;

- Kiểm tra lại tọa độ, độ sâu cùng các ký hiệu tương ứng kèm theo trên màn hình máy vi tính;

- Thành lập chính thức kết quả thống kê tọa độ và độ sâu, soạn thảo các file chuẩn theo hệ tọa độ, độ cao Quốc gia VN-2000 dạng ASCII;

- Thành lập mặt cắt địa hình của tất cả các tuyến ngang và dọc theo tỷ lệ ngang 1:500 000, thành lập các sơ đồ thi công.

b) Định biên

Bảng 80

Công việc

KSC7

KSC3

KS5

Nhóm

Văn phòng báo cáo kết quả thi công phục vụ điều tra địa chất biển sâu

1

2

2

5

c) Định mức

Tính công nhóm/ 100 km2

Bảng 81

Công việc

Mức

Văn phòng báo cáo kết quả thi công phục vụ điều tra địa chất biển sâu

0,34

1.2.3. Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển

a) Nội dung công việc

- Chuẩn bị máy móc, thiết bị và các tài liệu có liên quan. Phân chia bản vẽ, tính tọa độ góc khung;

- Biên tập phần địa hình ven bờ và các đảo lớn;

- Chuẩn bị file vẽ cho phù hợp với phần mềm hiện có;

- Vẽ thử theo kết quả file vẽ đã chuẩn bị. Kiểm tra, sửa chữa và bổ sung kết quả vẽ thử;

- Soạn thảo khung và ghi chú ngoài khung; Tổng hợp ghép với thành lập bản đồ độ sâu;

- Kiểm tra lần cuối. Vẽ và in chính thức. Kiểm tra bản in, giao nộp bản gốc.

b) Định biên

Bảng 82

Công việc

KSC7

KSC5

KS5

Nhóm

Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển

1

1

1

3

c) Định mức

Tính công nhóm/ 100 km2

Bảng 83

Công việc

Mức

Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển độ sâu 300-2500m

0,34

Ghi chú:

Công tác trong phòng của điều tra bổ sung được tính bằng mức của điều tra diện tích theo mạng lưới thiết kế.

Trên đây là nội dung quy định về định mức lao động công nghệ trong phòng trong trắc địa phục vụ điều tra địa chất biển sâu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào