Định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác địa vật lý biển sâu

Định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác địa vật lý biển sâu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm việc tại công ty khai thác khoáng sản gần vùng biển Vũng Tàu. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác địa vật lý biển sâu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Duy Khương (khuong***@gmail.com)

Định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác địa vật lý biển sâu được quy định tại Mục 1 Chương I Phần III Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BTNMT như sau:

1.1. Khảo sát địa vật lý biển

1.1.1. Nội dung công việc

a) Đo địa vật lý biển trên tàu khảo sát, gồm: đo địa chấn, từ biển, trọng lực, thủy âm, sonar

- Kiểm tra hoạt động của tổ hợp máy móc thiết bị làm việc ở trạng thái tĩnh và động sau khi kết thúc công việc lắp ráp, ghép nối đồng bộ tổ hợp địa vật lý với các thiết bị định vị;

- Đo thử nghiệm, chọn thông số đo đạc;

- Đo xác định chiều dài của cáp và giá trị Deviaxia của tàu tại vùng khảo sát;

- Di chuyển tàu khảo sát đến tuyến đo trong vùng khảo sát;

- Thu thập số liệu trên các tuyến ngang, tuyến dọc, tuyến kiểm tra, tuyến liên kết cho các phương pháp nghiên cứu địa vật lý biển;

- Thả các thiết bị thu, phát xuống biển sau đuôi tàu khảo sát theo khoảng cách đã chọn;

- Cảnh giới an toàn các thiết bị thả kéo sau tàu trong quá trình đo trên các tuyến;

- Vận hành tổ hợp thiết bị để thu thập số liệu: chọn chế độ đo, khai báo các thông số đo đạc, ngày tháng, tên file, tên tuyến, theo dõi kết quả số liệu hiện trên màn hình và trên băng ghi trong quá trình đo;

- Truyền số liệu vào máy tính và lưu giữ, ghi số liệu vào đĩa CD - Rom;

- Ghi nhật ký hành trình đo khảo sát;

- Khi kết thúc tuyến đo, tắt các nguồn phát và toàn bộ hệ thống dừng đo ghi;

- Trong thời gian tàu di chuyển sang tuyến khảo sát tiếp theo, khẩn trương kiểm tra, chỉnh sửa, khắc phục các lỗi, các sự cố nhanh chóng đưa toàn bộ hệ thống trở lại trạng thái sẵn sàng làm việc;

- Cất giữ, bảo quản băng ghi địa chấn và băng đo sâu;

- Tắt máy và làm vệ sinh trong buồng máy và trên boong tàu.

b) Đo từ biển tại trạm quan sát trên bờ:

- Chuẩn bị máy móc, thử máy, đo chọn điểm đặt máy;

- Làm lán trại để che thiết bị và người trong quá trình thực hiện công việc đo;

- Ghi nhật ký đo biến thiên từ hàng ngày;

- Tiến hành kiểm tra thiết bị và nạp điện vào ác qui khi kết thúc ngày đo;

+ Điều kiện thực hiện

- Thời tiết bình thường, sóng dưới cấp 4, gió dưới cấp 5;

- Khoảng cách các trạm quan sát biến thiên từ trong vùng khảo sát: 60 - 70 km

+ Những công việc chưa có trong định mức:

- Thuê sử dụng tần số vô tuyến, thuê địa điểm làm trụ sở văn phòng thực địa và địa điểm đặt trạm quan sát biến thiên từ trong vùng công tác;

- Thuê phương tiện, tàu thuyền phục vụ khảo sát.

1.1.2. Định biên (quy định tại bảng 37)

Bảng 37

TT

Tên công việc

KSC8

KSC6

KS8

KS6

KS4

KTV 11

CN4 (N2)

Nhóm

a.

Đo địa vật lý biến trên tàu khảo sát

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đo địa chấn, (nguồn sparker)

1

1

2

3

2

3

3

15

2

Đo sonar quét sườn

1

1

1

1

1

4

4

13

3

Đo trọng lực boong tàu

 

2

 

2

 

1

1

6

4

Đo từ biển trên tàu

 

1

1

 

 

1

2

5

5

Đo thủy âm

1

1

2

2

3

2

2

13

b.

Đo từ biển tại trạm quan sát trên bờ

 

1

1

 

 

1

 

3

1.1.3. Định mức

a) Đo địa vật lý biển: công nhóm /100 km tuyến

Bảng 38

Điều kiện thi công

Mức độ đi lại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Đơn giản

8,82

10,31

11,80

13,30

Trung bình

9,93

11,60

13,28

14,96

Phức tạp

11,34

13,26

15,17

17,10

- Đo địa vật lý biên (bổ sung): công nhóm /100 km tuyến

Bảng 39

Điều kiện thi công

Mức độ đi lại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Đơn giản

10,78

12,70

14,61

16,53

Trung bình

12,13

14,29

16,44

18,60

Phức tạp

13,86

16,33

18,79

21,26

- Mức độ đi lại quy định tại Bảng 3, điều kiện thi công quy định tại Bảng 4

b) Đo từ biển tại trạm quan sát trên bờ: tính cho 1 tháng trạm

1.2. Tháo - lắp thiết bị địa vật lý biển trên tàu khảo sát

1.2.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ phục vụ cho việc lắp ráp - tháo dỡ thiết bị;

- Kiểm tra và sắp xếp lại toàn bộ các thiết bị, dụng cụ linh kiện đã đưa xuống tàu sau khi vận chuyển từ nơi cất giữ của đơn vị;

- Lắp đặt hai máy phát điện 14KVA và hệ thống làm mát trên boong tàu và kiểm tra bảo dưỡng chúng;

- Lắp ráp đồng bộ hệ thống cung cấp điện từ hai máy phát điện vào buồng đặt thiết bị địa vật lý;

- Lắp ráp đồng bộ các thiết bị đo địa vật lý trong buồng đặt máy trên tàu khảo sát;

- Lắp ráp các thiết bị trên boong và làm lán che mưa nắng;

- Lắp ráp hệ thống thông tin liên lạc tại trụ sở văn phòng thực địa;

- Tháo dỡ toàn bộ thiết bị đo địa vật lý trên tàu khảo sát và trụ sở văn phòng sau khi kết thúc đợt khảo sát thực địa;

- Đóng gói, kiểm kê, ghi số hiệu linh kiện thiết bị dụng cụ chuẩn bị cho việc vận chuyển về đơn vị.

1.2.2. Định biên (quy định tại bảng 40)

Bảng 40

TT

Tên công việc

KSC7

KSC6

KSC5

KS7

KS5

KTV11

CN4

Nhóm

1

Tổ hợp địa chấn

 

1

1

 

6

4

3

15

2

Tổ hợp sonar quét sườn

1

1

1

1

1

2

2

9

3

Tổ hợp trọng lực boong tàu

1

1

 

2

 

1

 

5

4

Tổ hợp từ biển trên tàu

 

 

1

 

2

1

1

5

5

Đo thủy âm

 

1

1

 

2

2

2

8

1.2.3. Định mức

Tính công nhóm/1 lần tháo lắp

Bảng 41

TT

Tên công việc

Định mức

1

Tổ hợp đo địa chấn

7,32

2

Tổ hợp đo sonar quét sườn

5,22

3

Tổ hợp đo trọng lực boong tàu

7,32

4

Tổ hợp đo từ biển trên tàu

5,00

5

Tổ hợp đo thủy âm

7,32

Trên đây là nội dung quy định về định mức lao động công nghệ ngoài trời trong công tác địa vật lý biển sâu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào