Định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác điều tra khoáng sản biển và đánh giá tiềm năng khí hydrate

Định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm việc tại công ty khai thác khoáng sản gần vùng biển Vũng Tàu. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Minh Châu (chau***@gmail.com)

Định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được quy định tại Mục 2 Chương I Phần II Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BTNMT như sau:

2.1. Văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công

2.1.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị diện tích nghiên cứu; lập kế hoạch, dự toán;

- Thu thập các tài liệu, các thông tin mới nhất của vùng nghiên cứu;

- Dự kiến diện tích có triển vọng khoáng sản rắn đáy biển và tiềm năng hydrate khí để điều tra ở tỷ lệ lớn hơn;

- Dự kiến vùng phức tạp về địa chất, vùng ẩn chứa tiềm năng tai biến, vùng có khả năng ô nhiễm môi trường để điều tra chuyên đề;

- Thiết kế mạng lưới điều tra, thiết kế trạm quan trắc;

- Dự kiến các loại vật tư cần thiết phục vụ cho từng chuyên đề trong cả đợt khảo sát, các loại thiết bị sẽ sử dụng để khảo sát lấy mẫu, các loại dụng cụ, thiết bị dự phòng; vận hành thử thiết bị, bảo dưỡng, kiểm định thiết bị máy móc, dụng cụ lấy và bảo quản mẫu;

- Lựa chọn các phương pháp xử lý số liệu;

- Lập kế hoạch khối lượng và nội dung công việc chung cho bước địa chất và riêng cho từng chuyên đề;

- Hoàn thiện phương pháp khảo sát, lấy mẫu;

- Viết và bảo vệ đề cương chung cho bước thi công và cho từng chuyên đề;

- Ứng dụng tin học để xử lý số liệu, thành lập các sơ đồ, bản đồ theo quy định;

- Hoàn thành thủ tục cấp giấy phép khảo sát, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, mua bảo hiểm đi biển, thuê tàu thuyền, phương tiện khảo sát;

- Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ lao động, thiết bị cứu hộ, an toàn trên biển;

- Tập huấn chuyên môn và tay nghề, học tập nội qui, an toàn lao động cho cán bộ kỹ thuật và công nhân.

2.1.2. Định biên (quy định tại bảng 8)

Bảng 8

TT

Công việc

KSC8

KSC6

KSC2

KS3

KTV8

Nhóm

1

Bản đồ địa mạo đáy biển

1

 

 

1

1

3

2

Bản đồ địa chất

1

1

2

2

1

7

3

Bản đồ địa động lực

1

 

 

 

1

2

4

Bản đồ dị thường địa hóa các nguyên tố quặng chính trong trầm tích

1

 

1

1

1

4

5

Bản đồ dị thường địa hóa khí

1

 

1

1

1

4

6

Bản đồ dự báo triển vọng khoáng sản đáy biển

1

 

1

 

 

2

7

Bản đồ dự báo triển vọng và tiềm năng khí hydrate

1

 

1

1

1

4

8

Bản đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt theo tài liệu viễn thám

1

 

 

1

1

3

9

Bản đồ trầm tích tầng mặt

1

 

1

1

1

4

10

Bản đồ hiện trạng địa chất môi trường và tai biến địa chất

1

 

1

1

1

4

2.1.3. Định mức: Công nhóm/100 km2

Bảng 9

Công việc

Mức

Văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công

0,16

2.2. Văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công

2.2.1. Nội dung công việc

- Lập bản đồ tài liệu thực tế chung cho bước thi công;

- Chọn gửi mẫu phân tích;

- Lựa chọn mẫu phân tích để kiểm tra nội; ngoại bộ, sắp xếp mẫu lưu vào kho;

- Xử lý, tính sai số kết quả phân tích mẫu;

- Nhập số liệu vào máy vi tính;

- Tính toán các thông số ngoài thực địa;

- Vẽ bản đồ đẳng trị Trend phần dư các nguyên tố hóa học trong nước biển, trong trầm tích;

- Lên vành dị thường địa hóa các nguyên tố quặng chính trong trầm tích, vành dị thường địa hóa khí; khoanh vẽ sự phân bố nhiệt độ nước biển theo tài liệu viễn thám;

- Khoanh vẽ các vùng triển vọng khoáng sản và tiềm năng khí hydrate;

- Nghiên cứu các tài liệu địa vật lý, so sánh với kết quả thu được của địa chất;

- Vẽ các mặt cắt địa chất, địa vật lý, địa hình, trầm tích;

- Thành lập cột địa tầng khu vực, cột địa tầng tổng hợp;

- Thành lập bộ bản đồ theo từng chuyên đề;

- Tính trữ lượng tài nguyên khoáng sản dự báo;

- Viết báo cáo kết quả, thành lập các bản đồ có kèm theo chú giải, bảo vệ trước hội đồng nghiệm thu;

- Bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị và vận chuyển đến nơi bảo quản.

2.2.2. Định biên (quy định tại bảng 10)

Bảng 10

TT

Công việc

KSC8

KSC7

KSC2

KS3

KTV8

Nhóm

1

Bản đồ địa mạo

 

1

 

1

1

3

2

Bản đồ địa chất

1

1

3

2

2

9

3

Bản đồ địa động lực

 

1

1

2

1

5

4

Bản đồ dị thường địa hóa các nguyên tố quặng chính trong trầm tích

 

1

1

2

3

7

5

Bản đồ dị thường địa hóa khí

1

1

1

2

1

6

6

Bản đồ dự báo triển vọng khoáng sản đáy biển

 

1

1

1

1

4

7

Bản đồ dự báo triển vọng và tiềm năng khí hydrate

1

 

1

2

1

5

8

Bản đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt theo tài liệu viễn thám

 

1

1

1

1

4

9

Bản đồ trầm tích tầng mặt

 

1

1

1

1

4

10

Bản đồ hiện trạng địa chất môi trường và tai biến địa chất

1

1

2

1

2

7

2.2.3. Định mức: công nhóm/100 km2

Bảng 11

Công việc

Mức

Văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công

0,78

2.3. Văn phòng báo cáo tổng kết các chuyên đề

2.3.1. Nội dung công việc

- Thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu liên quan phục vụ viết báo cáo tổng kết chuyên đề;

- Liên kết số liệu phân tích các năm của toàn dự án để xử lý số liệu;

- Tính toán xử lý số liệu cho toàn vùng tổng kết (các tham số địa hóa của cả vùng nghiên cứu);

- Vẽ bản đồ đẳng trị Trend phần dư các nguyên tố hóa học trong nước biển, trong trầm tích theo số liệu tổng hợp;

- Vẽ vành dị thường địa hóa các nguyên tố quặng chính trong trầm tích, vành dị thường địa hóa khí theo số liệu tổng hợp trên toàn vùng nghiên cứu;

- Vẽ vành dị thường nguyên tố U, Th, K trên toàn vùng nghiên cứu;

- Khoanh vẽ các vùng triển vọng khoáng sản và tiềm năng khí hydrate trên toàn vùng nghiên cứu;

- Hoàn chỉnh hồ sơ các điểm khoáng sản (nếu có);

- Nghiên cứu các tài liệu địa vật lý, so sánh với kết quả thu được của địa chất;

- Vẽ các mặt cắt địa chất, địa vật lý, địa hình, trầm tích theo tài liệu tổng hợp;

- Thành lập cột địa tầng khu vực, cột địa tầng tổng hợp;

- Thành lập bộ bản đồ tổng kết theo từng chuyên đề có kèm theo chú giải theo tài liệu tổng hợp;

- Viết báo cáo tổng kết chuyên đề, bảo vệ trước hội đồng nghiệm thu.

2.3.2. Định biên (quy định tại bảng 12)

Bảng 12

TT

Công việc

KSC7

KSC2

KS3

KTV8

Nhóm

1

Bản đồ địa mạo

 

1

 

 

1

2

Bản đồ địa chất

1

 

1

1

3

3

Bản đồ địa động lực

 

1

1

 

2

4

Bản đồ dị thường địa hóa các nguyên tố quặng chính trong trầm tích

 

1

1

1

3

5

Bản đồ dị thường địa hóa khí

 

1

1

 

2

6

Bản đồ dự báo triển vọng khoáng sản đáy biển

 

1

1

1

3

7

Bản đồ dự báo triển vọng và tiềm năng khí hydrate

1

 

1

 

2

8

Bản đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt theo tài liệu viễn thám

 

1

1

 

2

9

Bản đồ trầm tích tầng mặt

 

1

1

 

2

10

Bản đồ hiện trạng địa chất môi trường và tai biến địa chất

 

1

 

1

2

2.3.3. Định mức: công nhóm/100 km2

Bảng 13

Công việc

Mức

Văn phòng báo cáo tổng kết các chuyên đề

0,78

Ghi chú:

Công tác trong phòng của điều tra bổ sung được tính bằng mức của điều tra diện tích theo mạng lưới thiết kế.

Trên đây là nội dung quy định về định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào