Hội đồng kỷ luật người đại diện giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

Hội đồng kỷ luật người đại diện giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến việc việc quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Hội đồng kỷ luật người đại diện giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Kim Minh (minh***@gmail.com)

Hội đồng kỷ luật người đại diện giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được quy định tại Điều 32 Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:

1. Thành lập Hội đồng kỷ luật

Chủ sở hữu có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật

a) Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo.

b) Người đại diện bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật và đề nghị xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.

3. Tổ chức họp kiểm điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật

Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành đối với các trường hợp có thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được tiến hành như sau:

a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của cấp có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp;

b) Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm, giải trình các hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật. Bản kiểm điểm gửi đến cấp có thẩm quyền trước ít nhất 05 ngày làm việc, tính đến ngày họp kiểm điểm.

Trường hợp người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu tiếp tục vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành;

c) Nội dung cuộc họp kiểm điểm: người bị kiểm điểm đọc bản tự kiểm điểm, các thành viên dự họp tham gia ý kiến, người chủ trì và các thành viên dự họp bỏ phiếu kín kiến nghị hình thức kỷ luật.

Nội dung cuộc họp kiểm điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị hình thức kỷ luật đối với người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi đến Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét theo thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn về Hội đồng kỷ luật người đại diện giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 106/2015/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào