Phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng lao động có được không?
Theo Điều 24 BLLĐ 2012:
Điều 24. Phụ lục HĐLĐ
1. Phụ lục HĐLĐ là một bộ phận của HĐLĐ và có hiệu lực như HĐLĐ.
2. Phụ lục HĐLĐ quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.
Trường hợp phụ lục HĐLĐ quy định chi tiết một số điều, khoản của HĐLĐ mà dẫn đến cách hiểu khác với HĐLĐ thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục HĐLĐ dùng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Nếu hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới (khoản 2, Điều 35 BLLĐ 2012).
- Nếu hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết (khoản 3, Điều 35 BLLĐ 2012).
Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 408 BLDS 2005 cũng quy định thêm về PLHĐ, “Trong trường hợp PLHĐ có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”.
Như vậy, việc Công ty yêu cầu bạn ký PLHĐ là không trái luật. Nếu bạn đồng ý PLHĐ có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi; còn nếu bạn không đồng ý với những điều khoản trong PLHĐ thì hai bên tiếp tục thực hiện theo nội dung HĐLĐ đã giao kết.
Thư Viện Pháp Luật