Trách nhiệm của cơ sở thiết kế về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt
Trách nhiệm của cơ sở thiết kế về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 15 Thông tư 63/2015/TT-BGTVT Quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
1. Trách nhiệm của cơ sở thiết kế
a) Thực hiện các quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm thiết kế do mình thực hiện.
2. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, lắp ráp
a) Chịu sự giám sát về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong quá trình sản xuất, lắp ráp;
b) Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành khi sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải, phục hồi sản phẩm;
c) Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị kiểm tra phù hợp với các quy định liên quan. Thiết bị kiểm tra phải được kiểm chuẩn định kỳ;
d) Tổ chức kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của cơ sở thiết kế, sản xuất, lắp ráp phương tiện về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt, theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 63/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật