Khảo sát, nắm bắt tình hình để quyết định thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức được thực hiện ra sao?

Việc khảo sát, nắm bắt tình hình để quyết định thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Thuận. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động thanh tra đối với việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức. Trong đó, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, hoạt động khảo sát, nắm bắt tình hình để quyết định thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức được tiến hành như thế nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Ngọc Hạnh (hanh***@gmail.com)

Ngày 10/12/2012, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công, viên chức. Thông tư này quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra (bao gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra) và nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

Theo đó, việc khảo sát, nắm bắt tình hình để quyết định thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2012/TT-BNV. Cụ thể như sau:

1. Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượng thanh tra).

2. Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình. Báo cáo gồm các nội dung sau:

a) Khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cơ chế phân cấp, quản lý công chức, viên chức của đối tượng thanh tra;

b) Quy mô, số lượng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đối tượng thanh tra trong giai đoạn thanh tra.

c) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về những lĩnh vực trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

d) Tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá những thông tin thu thập được; xác định vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm trong việc chấp hành 0các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; những nội dung cần tập trung xem xét, đánh giá trong quá trình thanh tra.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc khảo sát, nắm bắt tình hình để quyết định thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 09/2012/TT-BNV.

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào