Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép
Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép được quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2017/TT-BCT quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:
1. Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép năm N () được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N (đồng);
: Tổng chi phí tiền lương dự kiến năm N (đồng);
: Tổng chi phí sửa chữa lớn dự kiến năm N (đồng);
: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N (đồng);
: Tổng chi phí bằng tiền khác dự kiến năm N (đồng).
2. Phương pháp xác định chi phí vật liệu
a) Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N () bao gồm chi phí vật liệu trong định mức và chi phí vật liệu sự cố, cụ thể như sau:
- Chi phí vật liệu định mức bao gồm: Chi phí dầu máy, dầu mỡ bôi trơn, vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp và gián tiếp cho nhà xưởng, công tác thí nghiệm, vật liệu cho sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ, máy, đồ dùng cho công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp, máy biến áp, công tác văn phòng, cơ quan và các chi phí khác có liên quan được xác định theo định mức quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành;
- Chi phí vật liệu sự cố là khoản chi phí vật liệu dùng cho các sự cố bất thường, khách quan được xác định theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
b) Tổng chi phí vật liệu dự kiến năm N được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);
ĐGVL: Định mức chi phí vật liệu xác định theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);
: Chỉ số trượt giá năm N lấy bằng CPI năm N-2 nhưng không vượt quá 2,5% (%);
: Chi phí vật liệu sự cố dự kiến năm N (đồng).
3. Phương pháp xác định chi phí tiền lương
a) Tổng chi phí tiền lương dự kiến năm N () của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương;
b) Chi phí tiền lương được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động và tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
c) Các chi phí có tính chất lương bao gồm: Thường an toàn điện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Phương pháp xác định chi phí sửa chữa lớn
Tổng chi phí sửa chữa lớn dự kiến năm N () bao gồm chi phí phục vụ công tác sửa chữa lớn các công trình phục vụ khâu truyền tải điện, được xác định theo định mức của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
5. Phương pháp xác định chi phí dịch vụ mua ngoài
a) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N () bao gồm:
- Chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị cung cấp các dịch vụ sau: Điện, nước, dịch vụ điện thoại, viễn thông, sách báo;
- Chi phí thuê tư vấn kiểm toán;
- Chi phí thuê tài sản;
- Chi phí bảo hiểm tài sản;
- Chi phí cho các dịch vụ khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng trạm và đường dây truyền tải điện.
b) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài dự kiến năm N được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);
ĐGMN: Định mức chi phí dịch vụ mua ngoài xác định theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);
: Chỉ số trượt giá năm N xác định theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này (%).
6. Phương pháp xác định chi phí bằng tiền khác
a) Tổng chi phí bằng tiền khác năm N () bao gồm: Chi phí bằng tiền khác trong định mức, chi phí bằng tiền khác sự cố, các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và chi phí tiền ăn ca;
b) Tổng chi phí bằng tiền khác năm N được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Tổng sản lượng điện năng truyền tải dự kiến năm N (kWh);
ĐGK : Định mức chi phí bằng tiền khác xác định theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành (đ/kWh);
: Chỉ số trượt giá năm N xác định theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này (%);
: Chi phí bằng tiền khác sự cố năm N (đồng);
: Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm N (đồng);
: Chi phí tiền ăn ca năm N (đồng).
c) Chi phí bằng tiền khác theo định mức năm N bao gồm: Công tác phí; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động và chi phí tuyển dụng;
d) Chi phí bằng tiền khác sự cố năm N () là khoản chi phí bằng tiền khác dùng cho các sự cố bất thường, khách quan được xác định theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
đ) Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm N () được xác định trên cơ sở thực hiện trong năm N-2;
e) Chi phí tiền ăn ca năm N () được xác định theo quy định hiện hành.
Trên đây là nội dung quy định về phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật