Cách xử lý nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội
Trong trường hợp các đơn tố cáo không được thụ lý giải quyết khi giửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tại Khoản 1 Điều 35 Quyết định 868/QĐ-BHXH:
1. Đơn tố cáo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thụ lý giải quyết:
a) Tố cáo về vụ việc đã được người có thẩm quyền giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
Thì sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 37 Quyết định 868/QĐ-BHXH năm 2016 Quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết (Mẫu số 22/TC) và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.
Trên đây là nội dung câu trả lời về cách xử lý nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 868/QĐ-BHXH.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật