Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thanh Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương, gần đây tôi có tìm hiểu các quy định của pháp luật về việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng tôi có thắc mắc muốn nhờ các bạn trong Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 2 đên Khoản 11 Điều 26 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

2. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất biện pháp giải quyết;

b) Có ý kiến trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Hướng dẫn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương.

4. Hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều 21 Nghị định này.

6. Kiến nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thanh tra khi có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tham gia đoàn thanh tra liên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ thành lập.

7. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

8. Thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính theo quy định.

9. Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính.

10. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

11. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào