Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng Chương trình xây dựng các nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc đề xuất, thực hiện Chương trình xây dựng các nghị định.
d) Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thực tiễn công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ phương án xử lý hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
đ) Sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phá sản, theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật