Phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông

Phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thuận Anh. Hiện tại, tôi đang làm việc trong lĩnh vực viễn thông. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin, Ban biên tập cho tôi hỏi: Phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (01653***)

Phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông được quy định tại Điều 12 Thông tư 16/2012/TT-BTTTT quy định phương pháp xác định và chế độ báo cáo giá thành dịch vụ viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:

1. Xác định giá thành từng loại dịch vụ i (GTVTi) đối với doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại dịch vụ viễn thông hoặc kinh doanh nhiều loại dịch vụ viễn thông nhưng đã hạch toán riêng từng loại dịch vụ viễn thông được tính bằng tổng chi phí cho loại dịch vụ đó (TCPVTi) chia cho sản lượng quy đổi (SLQĐVTi)

GTVTi

=

TCPVTi

SLQĐVTi

Hoặc sản lượng của loại dịch vụ đó (SLVTi)

GTVTi

=

TCPVTi

SLVTi

Ví dụ: doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại dịch vụ viễn thông là dịch vụ viễn thông cố định mặt đất. Tính giá thành thực tế năm 2010 cho dịch vụ điện thoại nội hạt của dịch vụ viễn thông cố định mặt đất của doanh nghiệp với các số liệu tại Báo cáo tài chính năm 2010 như sau:

Tổng chi phí (TCP) năm 2010 là 2.000.000.000 đồng, trong đó Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông (hay giá vốn hàng bán) (A) là 1.160.000.000 đồng, Chi phí tài chính (B) là 200.000.000 đồng, Chi phí bán hàng (C) là 200.000.000 đồng, Chi phí quản lý doanh nghiệp (D) là 140.000.000 đồng và Chi phí khác (E) là 300.000.000 đồng.

Tổng doanh thu (TDT) của doanh nghiệp năm 2010 là 2.236.700.000 đồng, trong đó: Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (DTVT) là 1.716.700.000 đồng bao gồm doanh thu dịch vụ điện thoại nội hạt (DTVTi) là 1.030.000.000 đồng và doanh thu các dịch vụ viễn thông cố định mặt đất còn lại là 686.700.000 đồng, Doanh thu dịch vụ tài chính (DTTC) là 210.000.000 đồng và Doanh thu khác (hay thu nhập khác) (DTkhác) là 310.000.000 đồng.

Sản lượng dịch vụ điện thoại nội hạt là:

Sản lượng nội mạng: 1.000.000 phút; sản lượng liên mạng đi: 1.000.000 phút; sản lượng liên mạng đến: 1.000.000 phút

Trình tự tính giá thành thực tế năm 2010 như sau:

I. Tính tổng chi phí cho dịch vụ thoại nội hạt theo phương pháp phân bổ

1. Tính hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho dịch vụ viễn thông (kVT) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông trong tổng doanh thu của doanh nghiệp:

kVT   =

DTVT

=

1.716.700.000

= 0,77

TDT

2.236.700.000

2. Tính chi phí quản lý doanh nghiệp của dịch vụ viễn thông (DTVT) căn cứ theo hệ số kVT:

DVT  = D x kVT = 140.000.000 x 0,77 = 107.800.000 đồng

3. Tính tổng chi phí của dịch vụ viễn thông:

TCPVT = A + C + DVT = 1.160.000.000 + 200.000.000 + 107.800.000

                                 = 1.467.800.000 đồng

4. Phân bổ chi phí của dịch vụ viễn thông cho dịch vụ điện thoại nội hạt (i):

a) Tính hệ số phân bổ chi phí cho dịch vụ điện thoại nội hạt (kVTi):

kVTi =

DTVTi

=

1.030.000.000

= 0,6

DTVT

1.716.700.000­

b) Tính tổng chi phí cho dịch vụ điện thoại nội hạt:

TCPVTi = TCPVT  x kVTi = 1.467.800.000 x 0,6 = 880.680.000 đồng

II. Tính sản lượng

Căn cứ số liệu tại Báo cáo quản trị của doanh nghiệp, ta có sản lượng quy đổi dịch vụ điện thoại nội hạt để tính giá thành là:

SLQĐVTi = Sản lượng nội mạng + Sản lượng liên mạng đi x 0,6 + Sản lượng liên mạng đến x 0,4 = 1.000.000 + 1.000.000 x 0,6 + 1.000.000 x 0,4

= 2.000.000 phút

III. Xác định giá thành thực tế năm 2010 của dịch vụ điện thoại nội hạt

GT(điện thoại) =

TCPVTi

=

880.680.000

= 440,34 (đồng/phút)

SLQĐVTi

2.000.000

2. Xác định giá thành từng loại dịch vụ i (GT(tên dvụ VTi)) đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại dịch vụ viễn thông và chưa hạch toán riêng từng loại dịch vụ viễn thông được tính bằng tổng chi phí cho loại dịch vụ đó (TCP(tên dvụ VTi)) chia cho sản lượng quy đổi (SL(QĐtên dvụ VTi))

GT(tên dvụ VTi)

=

TCP(tên dvụ VTi)

SL(QĐtên dvụ VTi)

Hoặc sản lượng của loại dịch vụ đó (SL(tên dvụ VTi))

GT(tên dvụ VTi)

=

TCP(tên dvụ VTi)

SL(tên dvụ VTi)

Ví dụ: tính giá thành dịch vụ điện thoại nội hạt của dịch vụ viễn thông cố định mặt đất của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông cố định mặt đất và dịch vụ viễn thông di động mặt đất.

Tổng chi phí (TCP) năm 2010 là 9.769.000.000 đồng, trong đó Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông (hay giá vốn hàng bán) (A) là 7.229.000.000 đồng, Chi  phí  tài  chính  (B) là  200.000.000  đồng, Chi  phí  bán  hàng  (C)  là 1.200.000.000 đồng, Chi phí quản lý doanh nghiệp (D) là 840.000.000 đồng và Chi phí khác (E) là 300.000.000 đồng.

Tổng doanh thu (TDT) của doanh nghiệp năm 2010 là 12.351.700.000 đồng, trong đó: Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) là 11.831.700.000 đồng bao gồm doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là 1.716.700.000 đồng (trong đó doanh thu dịch vụ thoại nội hạt là 1.030.000.000 đồng) và doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất là 10.115.000.000 đồng, Doanh thu dịch vụ tài chính (DTTC) là 210.000.000 đồng và Doanh thu khác (hay thu nhập khác) (DTkhác) là 310.000.000 đồng.

Sản lượng dịch vụ điện thoại nội hạt là:

Sản lượng nội mạng: 1.000.000 phút; sản lượng liên mạng đi: 1.000.000 phút; sản lượng liên mạng đến: 1.000.000 phút

Trình tự tính giá thành dịch vụ điện thoại nội hạt của dịch vụ viễn thông cố định mặt đất thực tế năm 2010 như sau:

I. Tính tổng chi phí cho dịch vụ điện thoại nội hạt theo phương pháp phân bổ

1. Tính hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho dịch vụ viễn thông (kVT) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông trong tổng doanh thu của doanh nghiệp:

kVT  =

DTVT

=

11.831.700.000

= 0,958

TDT

12.351.700.000

2. Tính chi phí quản lý doanh nghiệp của dịch vụ viễn thông (DVT) căn cứ theo hệ số kVT:

DVT = D x kVT = 840.000.000 x 0,958 = 804.720.000 đồng

3. Tính tổng chi phí của dịch vụ viễn thông:

TCPVT = A + C + DVT  = 7.229.000.000 + 1.200.000.000 + 804.720.000

                                  = 9.233.720.000 đồng

4. Tính tổng chi phí dịch vụ viễn thông cố định mặt đất theo phân bổ doanh thu dịch vụ viễn thông:

a) Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) bao gồm doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (DTVTCĐMĐ), doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất (DTVTDĐMĐ) căn cứ vào Báo cáo quản trị của doanh nghiệp.

DTVT = DTVTCĐMĐ + DTVTDĐMĐ  = 1.716.700.000 + 10.115.000.000

                                            = 11.831.700.000 đồng

b) Tính hệ số phân bổ chi phí dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (kVTCĐMĐ) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất trong doanh thu dịch vụ viễn thông:

kVTCĐMĐ =

DTVTCĐMĐ

=

1.716.700.000

= 0,145

DTVT

11.831.700.000

c) Tính tổng chi phí dịch vụ viễn thông cố định mặt đất:

TCPVTCĐMĐ =  kVTCĐMĐ  x TCPVT   =  0,145  x 9.233.720.000

                                                   = 1.338.900.000 đồng

5. Phân bổ chi phí của dịch vụ viễn thông cho dịch vụ điện thoại nội hạt i:

a) Tính hệ số phân bổ các chi phí dịch vụ điện thoại nội hạt (i) (kVTthoại) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ điện thoại nội hạt trong doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (DTVTCĐMĐ):

kVTthoại =

DTVTthoại

=

1.030.000.000

= 0,6

DTVTCĐMĐ

1.716.700.000­

b) Tính tổng chi phí cho dịch vụ điện thoại nội hạt (i):

TCPVTthoại = TCPVTCĐMĐ  x kVTthoại = 1.338.900.000 x 0,6

                                                   = 803.340.000 đồng

II. Tính sản lượng

Căn cứ số liệu tại Báo cáo quản trị của doanh nghiệp, ta có sản lượng quy đổi dịch vụ điện thoại nội hạt để tính giá thành là:

SLQĐVTthoại = Sản lượng nội mạng + Sản lượng liên mạng đi x 0,6 + Sản lượng liên mạng đến  x 0,4 = 1.000.000 + 1.000.000 x 0,6 + 1.000.000 x 0,4

= 2.000.000 phút

III. Xác định giá thành thực tế năm 2010 của dịch vụ điện thoại nội hạt

GT(điện thoại) =

TCPVTthoại

=

803.340.000

= 401,67 (đồng/phút)

SLQĐVTthoại

2.000.000

3. Xác định giá thành đối với các dịch vụ viễn thông khác (hàng hải, hàng không)

Căn cứ vào cách hạch toán của doanh nghiệp, kinh doanh một hay nhiều loại dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính và xác định giá thành dịch vụ tương ứng quy định tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và các Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.

Trên đây là nội dung quy định về phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 16/2012/TT-BTTTT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào