Hình thức tổ chức dạy nghề tại các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội
Hình thức tổ chức dạy nghề tại các Trung tâm Chữa bênh, Giáo dục, Lao động xã hội được quy định tại Khoản 3 Mục 2 Thông tư 12/2004/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức công tác dạy nghề tại các Trung tâm Chữa bênh, Giáo dục, Lao động xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
a) Tổ chức dạy nghề ngắn hạn với thời gian từ 1 tháng đến dưới 1 năm:
- Trung tâm căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ, giáo viên và đăng kýcủa học viên để tổ chức các lớp dạy nghề. Thời gian dạy nghề tối thiểu của một khoá học là 1 tháng.
- Việc tổ chức lớp dạy nghề do Trung tâm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Chương trình dạy nghề dành cho học viên phải được xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 212/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề.
- Học viên học xong chương trình dạy nghề có đủ điều kiện theo quy định được dự kiểm tra và đánh giá, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ nghề. Thẩm quyền, thủ tục cấp chứng chỉ theo quy địnhcủa pháp luật về dạy nghề.
b) Tổ chức dạy nghề ngắn hạn với thời gian dưới 1 tháng:
- Dạy nghề ngắn hạn tổ chức theo hình thức vừa học vừa làm, kết hợp với lao động trị liệu, lao động sản xuất nhằm phục hồi chức năng, hoặc khai thác tiềm năng sẵn có của Trung tâm để làm ra sản phẩm phục vụ sinh hoạt cho học viên.
Trên đây là nội dung câu trả lời về hình thức tổ chức dạy nghề tại các Trung tâm Chữa bênh, Giáo dục, Lao động xã hội theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 12/2004/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật