Lập và thẩm định hồ sơ cấp kinh phí đào tạo nghề đối với lao động dôi dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

Lập và thẩm định hồ sơ cấp kinh phí đào tạo nghề đối với lao động dôi dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kim Yến hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi đang tìm hiểu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và kinh phí đào tạo nghề đối với lao động dôi dư. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi lập và thẩm định hồ sơ cấp kinh phí đào tạo nghề đối với lao động dôi dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.

Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp được quy định tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.

Lập và thẩm định hồ sơ cấp kinh phí đào tạo nghề đối với lao động dôi dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp được quy định tại Điều 15 Thông tư 10/2013/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

1. Sau khi hoàn tất đào tạo nghề cho người lao động dôi dư tại doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động dôi dư lập và gửi đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo (Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), kèm theo các phiếu học nghề miễn phí (bản gốc) và bản sao các quyết định nghỉ việc của người lao động dôi dư học nghề tại cơ sở đào tạo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính nơi cơ sở đào tạo nghề đóng trụ sở để thẩm định và có ý kiến. Cơ sở đào tạo nghề chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác trong đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giám sát, thẩm định về số lao động dôi dư thực tế tại doanh nghiệp được đào tạo tại cơ sở đào tạo nghề, thời gian đào tạo nghề (tối đa không quá 06 tháng).

3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định về mức chi đào tạo thực tế phát sinh và mức kinh phí đào tạo đề nghị Quỹ thanh toán.

Trên đây là tư vấn về lập và thẩm định hồ sơ cấp kinh phí đào tạo nghề đối với lao động dôi dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 10/2013/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào