Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 20/11/2017 thì nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước được quy định cụ thể như sau:
- Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức theo mô hình Phòng.
- Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp;
+ Thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công;
+ Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
+ Giúp Thủ trưởng đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc thẩm quyền;
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 110/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật