Trách nhiệm làm thủ tục điện tử cho phương tiện thủy nội địa Việt Nam xuất cảnh tại cảng biển, cảng thủy nội địa Việt Nam

Trách nhiệm làm thủ tục điện tử cho phương tiện thủy nội địa Việt Nam xuất cảnh tại cảng biển, cảng thủy nội địa Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phạm Minh Trí, tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trách nhiệm làm thủ tục điện tử cho phương tiện thủy nội địa Việt Nam xuất cảnh tại cảng biển, cảng thủy nội địa Việt Nam được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhân được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Phạm Minh Trí (minhtri****@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quyết định 34/2016/QĐ-TTg quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì trách nhiệm làm thủ tục điện tử cho phương tiện thủy nội địa Việt Nam xuất cảnh tại cảng biển, cảng thủy nội địa Việt Nam được quy định như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ nộp theo phương thức điện tử hoặc chứng từ xuất trình và làm thủ tục cho phương tiện.

- Thời hạn làm thủ tục: Chậm nhất 30 phút kể từ khi người làm thủ tục khai báo và gửi thông tin chứng từ điện tử tới hệ thống và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.

- Trách nhiệm của các cơ quan

+ Cảng vụ có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 mục I Phụ lục VIII và khoản 4, 5 và 6 mục II Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này. Riêng chứng từ nêu tại khoản 1 mục I Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này, cơ quan cảng vụ chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau.

+ Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra các chứng từ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 mục I và khoản 1 mục II Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với chứng từ nêu tại khoản 4 mục I Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau.

+ Bộ đội Biên phòng cửa khẩu chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra các chứng từ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 mục I và khoản 7 mục II Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này; chịu trách nhiệm chính và có thẩm quyền quyết định cuối cùng đối với chứng từ nêu tại khoản 2, khoản 3 mục I Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia xử lý và có ý kiến khác nhau.

+ Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ quy định tại khoản 1 mục I và khoản 2 mục II Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này.

+ Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ quy định tại khoản 1 mục I và khoản 3 mục II Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này.

+ Cơ quan kiểm dịch y tế có trách nhiệm kiểm tra chứng từ quy định tại khoản 8 mục II Phụ lục VIII ban hành kèm theo Quyết định này.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm làm thủ tục điện tử cho phương tiện thủy nội địa Việt Nam xuất cảnh tại cảng biển, cảng thủy nội địa Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 34/2016/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảng biển

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào