Trách nhiệm của Thủ trưởng Bảo hiểm xã hội các cấp trong việc tiếp công dân
Trách nhiệm của Thủ trưởng BHXH các cấp trong việc tiếp công dân được quy định tại Điều 8 Quyết định 868/QĐ-BHXH năm 2016 Quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của đơn vị mình
a) Căn cứ quy định của pháp luật về tiếp công dân để ban hành nội quy tiếp công dân;
b) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc tiếp công dân;
c) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tiếp công dân;
d) Bảo đảm an toàn, trật tự trong việc tiếp công dân.
2. Trực tiếp tiếp công dân trong trường hợp cần thiết và chỉ đạo việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
3. Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, cụ thể và thuộc thẩm quyền thì phải có ý kiến trả lời công dân. Nếu vụ việc phức tạp, chưa trả lời ngay được thì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu cần) để xem xét và trả lời công dân.
4. Những ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, người có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân phải được thông báo bằng văn bản đến các bộ phận liên quan để triển khai thực hiện. Việc tiếp công dân của Lãnh đạo BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH huyện phải ghi chép đầy đủ vào số tiếp công dân và được lưu giữ tại nơi tiếp công dân; nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi (nếu có).
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Thủ trưởng BHXH các cấp trong việc tiếp công dân theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 868/QĐ-BHXH.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật