Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của Bộ Tài chính

Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang công tác tại Sở Tài chính TPHCM. Trong quá trình làm việc, do nhu cầu công việc nên tôi có tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan chủ quản cấp trên. Cho tôi hỏi, nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cảm ơn các bạn rất nhiều! Huỳnh Sang (sang***@gmail.com)

Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của Bộ Tài chính được quy định tại Điều 39 Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 469/QĐ-BTC năm 2017 như sau:

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là công việc được tiến hành thường xuyên và theo kế hoạch, đồng thời phải có sự phối hợp để tránh chồng chéo, trùng lắp.

- Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, chính xác và không gây cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.

- Bảo đảm hiệu quả, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đem lại tác động tích cực trong chỉ đạo, điều hành của cấp trên và trong công tác thực hiện của cấp dưới.

- Gắn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản, hồ sơ công việc và chỉ đạo điều hành của cấp trên; thực hiện liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến Bộ Tài chính, từ Văn phòng Bộ đến các đơn vị thuộc Bộ.

Trên đây là nội dung quy định về nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của Bộ Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 469/QĐ-BTC năm 2017.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tài chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào