Tham gia phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xét lại quyết định dân sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Theo quy định tại Điều 57 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau:
1. Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền tham gia phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của HĐTP TAND tối cao.
2. Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị thì Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền trình bày nội dung kiến nghị, căn cứ của việc kiến nghị, phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ án, chứng cứ cũ, chứng cứ bổ sung (nếu có) để làm rõ vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của HĐTP TAND tối cao hoặc tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của HĐTP TAND tối cao.
3. Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hoặc đề nghị của Chánh án TAND tối cao thì Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kiến nghị, đề nghị; nêu rõ quan điểm và lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó theo quy định tại Điều 359 BLTTDS.
Trên đây là nội dung tư vấn về tham gia phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xét lại quyết định của HĐTP TAND tối cao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!