Hoạt động xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Ngày 09/8/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 23/2012/TT-NHNN quy định về chế độ điều hòa, giao dịch tiền mặt. Thông tư này quy định về chế độ điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước); giao dịch tiền mặt giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Theo đó, hoạt động xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2012/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
1. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương với nhau; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau;
2. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
3. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
4. Xuất Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành để tiêu hủy;
5. Nhập Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các loại tiền mới được Thủ tướng Chính phủ cho công bố lưu hành (đã được phép phát hành vào lưu thông);
6. Nhập các loại tiền mới in, đúc từ các cơ sở in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hoạt động xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề nay, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 23/2012/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật