Mục đích hoạt động thanh tra là gì?

Mục đích hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Ngọc Tính là sĩ quan Quân đội đang sinh sống và làm việc tại Nghệ An, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Mục đích hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! 

Mục đích hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 2 Luật thanh tra 2010, cụ thể như sau:

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Để thực hiện được mục đích trên pháp luật có quy định các chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước tại Điều 5 Luật thanh tra 2010 như sau:

Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung câu trả lời về mục đích hoạt động thanh tra theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật thanh tra 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào