Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 24 Điều 2 Thông tư liên tịch 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành, theo đó:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật;
b) Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
c) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật