Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 50/2015/TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản được quy định cụ thể như sau:
Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản gồm các nội dung chính sau đây:
- Sự cần thiết; Mục đích; Yêu cầu; cơ sở pháp lý; căn cứ lập quy hoạch; đối tượng, phạm vi quy hoạch;
- Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản trong khu vực hoạt động khoáng sản;
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
- Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;
- Xác định quan điểm, định hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác khoáng sản trong kỳ quy hoạch;
- Xây dựng các phương án phát triển;
- Xây dựng các khu vực thăm dò, trong đó thể hiện cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Khu vực thăm dò được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
- Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
- Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác;
- Luận chứng xây dựng danh mục các chương trình, dự án đầu tư chủ yếu;
- Nhu cầu vốn đầu tư, dự kiến cơ cấu nguồn vốn;
- Nhu cầu sử dụng đất;
- Đánh giá môi trường chiến lược theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Các giải pháp thực hiện quy hoạch;
- Tổ chức thực hiện.
Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 50/2015/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật