Quy định của pháp luật về nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Thuý hiện đang là công chức đang làm việc tại phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn! (thanhthuy***@gmail.com)

Tại Luật kiểm toán độc lập 2011 có định nghĩa về kiểm toán độc lập như sau: 

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 8 Luật kiểm toán độc lập 2011 như sau:

1. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.

2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.

3. Độc lập, trung thực, khách quan.

4. Bảo mật thông tin.

Trên dây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật kiểm toán độc lập 2011.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào