Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm công chức, viên chức ngành thi hành án dân sự

Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm công chức, viên chức ngành thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Tôn Đức Thắng, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự để phục vụ cho bài báo cáo sắp tới của mình. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm công chức, viên chức ngành thi hành án dân sự bao gồm những hội nghị nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Thúy Hạnh (hanh***@gmail.com)

Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm công chức, viên chức ngành thi hành án dân sự được quy định tại Điều 23 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:

1. Các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bao gồm:

a) Hội nghị tập thể lãnh đạo;

b) Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động;

c) Hội nghị cán bộ chủ chốt.

2. Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 trên tổng số thành phần triệu tập dự họp có mặt.

3. Trước khi vào hội nghị, chủ trì hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm thư ký của hội nghị.

4. Nội dung, kết quả hội nghị phải được lập thành biên bản.

Trên đây là nội dung tư vấn về hội nghị lấy phiếu tín nhiệm công chức, viên chức ngành thi hành án dân sự. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào