Tổ chức quán triệt, truyền thông về nội dung Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý theo Kế hoạch được quy định như thế nào?
Tổ chức quán triệt, truyền thông về nội dung Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý theo Kế hoạch được quy định tại Tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Quyết định 1355/QĐ-TTg năm 2017, cụ thể
a) Tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ công tác quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Trợ giúp pháp lý; tài liệu tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang hoàn bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thành và kết quả đầu ra:
+ Tài liệu hội nghị quán triệt: Quý III năm 2017.
+ Tài liệu phổ biến, tập huấn: Quý IV năm 2017.
Trên cơ sở tài liệu tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức biên soạn nội dung trợ giúp pháp lý lồng ghép với các nội dung tập huấn về hoạt động tố tụng.
b) Tổ chức hội nghị quán triệt những điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý
- Ở Trung ương:
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Ở địa phương:
+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Đoàn luật sư, Hội Luật gia cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý III - Quý IV năm 2017.
* Kết quả đầu ra: Các Hội nghị quán triệt được tổ chức.
c) Tổ chức truyền thông về nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng và hình thức khác
- Ở trung ương:
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, các cơ quan chủ quản báo chí ở trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Ở địa phương:
+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, các cơ quan báo chí ở địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2017 và các năm tiếp theo.
- Kết quả đầu ra: Các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, tin, bài và các sản phẩm truyền thông khác về Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý.
d) Tổ chức truyền thông về Luật Trợ giúp pháp lý bằng các hình thức, nội dung phù hợp điều kiện thực tế theo từng đối tượng ở các bộ, ngành, địa phương
- Cơ quan chủ trì: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành có liên quan (ở trung ương); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ở địa phương).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2017 và năm 2018.
Kết quả đầu ra: Hội nghị và các sản phẩm truyền thông khác về những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý.
Trên đây là tư vấn về tổ chức quán triệt, truyền thông về nội dung Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1355/QĐ-TTg năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật