Các nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức?
Các nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức?
Các nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức được quy định tại Điều 3 Luật cán bộ, công chức 2008 như sau:
Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ
Theo đó, trong thi hành công vụ thì cán bộ, công chức phải đảm bảo nguyên tắc:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ
Các nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức như thế nào?
Điều 5 Luật cán bộ, công chức 2008 (một cụm từ bị thay thế bởi Điểm a Khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức bao gồm:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
- Việc sử dụng, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
- Thực hiện bình đẳng giới.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật