Thời hạn lập kế hoạch quản lý di sản thế giới

Thời hạn lập kế hoạch quản lý di sản thế giới được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phan Ngọc Luân. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thời hạn lập kế hoạch quản lý di sản thế giới được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Phan Ngọc Luân (ngocluan*****@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam có hiệu lực từ ngày 10/11/2017 thì thời hạn lập kế hoạch quản lý di sản thế giới được quy định cụ thể như sau:

Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là 05 năm, tầm nhìn 20 năm.

Việc lập kế hoạch quản lý di sản thế giới được thực hiện theo các nguyên tắc sau

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển văn hóa, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng và chiến lược khác có liên quan;

- Phù hợp với hồ sơ di sản thế giới đã được đệ trình và lưu giữ tại UNESCO và quy hoạch tổng thể di sản thế giới;

- Bảo đảm việc gắn kết, lồng ghép giữa bảo vệ di sản thế giới với bảo vệ môi trường và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ di sản thế giới với phát triển bền vững;

- Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập kế hoạch quản lý;

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Phù hợp với nguồn lực thực hiện và bảo đảm tính khả thi.

Trên đây là nội dung tư vấn về thời hạn lập kế hoạch quản lý di sản thế giới. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 109/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào