Đánh giá tính xác thực của hồ sơ đăng ký đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
Đánh giá tính xác thực của hồ sơ đăng ký đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được quy định tại Phụ Lục của Thông tư 06/2017/TT-BXD hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:
1. Đánh giá tính xác thực của hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP bao gồm:
a) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư;
b) Quyết định thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Các quyết định bổ nhiệm các cán bộ quản lý hoạt động thí nghiệm (trưởng, phó phòng thí nghiệm);
d) Danh sách cán bộ, thí nghiệm viên và bản phân công công việc cho từng cá nhân trong phòng thí nghiệm đã được lãnh đạo phê duyệt, kèm theo các văn bằng, chứng chỉ được đào tạo liên quan;
đ) Danh mục các tài liệu, quy trình quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được lãnh đạo phê duyệt;
e) Danh mục các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm; Hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm; Quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các thiết bị được điều chuyển từ cơ quan khác;
g) Chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn (còn hiệu lực) các thiết bị thí nghiệm và đo lường theo quy định;
h) Hợp đồng sử dụng lao động đối với trưởng, phó phòng thí nghiệm và thí nghiệm viên được đăng ký trong hồ sơ;
i) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt phòng thí nghiệm kèm theo bản vẽ mặt bằng (kích thước phòng, vị trí các thiết bị thử nghiệm, vị trí lưu mẫu, bảo dưỡng mẫu...).
Trên đây là nội dung câu trả lời về đánh giá giá tính xác thực của hồ sơ đăng ký đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 06/2017/TT-BXD.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật