Ai có quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội?

Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội. Qua một vài tài liệu, tôi được biết, hiện nay, các cơ sở trợ giúp xã hội phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới được cấp giấy phép hoạt động. Vậy, trong quá trình hoạt động, pháp luật trao thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội cho cá nhân nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Huỳnh Minh Tâm (tam***@gmail.com)

Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

Theo đó, thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 40Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội.

Cũng theo quy định này, hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận các đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội được áp dụng riêng cho từng đối tượng bao gồm: đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, đối tượng tự nguyện.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào