Rừng sản xuất là gì?

Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý rừng sản xuất. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp cho tôi. Cho tôi hỏi, rừng sản xuất được pháp luật khái niệm như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Trần Duy Nam (duynam*****@gmail.com)

Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì rừng sản xuất được xác định như sau: 

Rừng đạt tiêu chí về rừng tự nhiên, rừng trồng theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Nghị định này, nhưng không thuộc tiêu chí rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này.

Theo đó, không có định nghĩa cụ thể như thế nào là rừng sản xuất. Tuy nhiên, có thể xác định, rừng đạt các tiêu chí sau là rừng sản xuất:

* Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau đây:

- Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.

- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.

- Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:

+ Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;

+ Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;

+ Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;

+ Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.

* Tiêu chí rừng trồng:

Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau đây:

- Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.

- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.

- Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:

+ Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;

+ Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;

+ Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào