Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được phép khắc phục và tái sử dụng trong trường hợp nào?

Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được phép khắc phục và tái sử dụng trong trường hợp nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang là sinh viên năm 4 trường Đại học Y Dược TP.HCM, hiện tôi đang muốn tìm hiểu một số quy định liên quan đến thẩm quyền, hình thức, thủ tục thu hồi nguyên liệu làm thuốc, biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi để phục vụ cho nhu cầu công việc của mình. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Trường hợp nào thì nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được phép khắc phục và tái sử dụng? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Hoài Đông (dong***@gmail.com)

Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được phép khắc phục và tái sử dụng trong trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 104 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành như sau:

a) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do không đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 61 của Luật dược hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do nguyên liệu được sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ đăng ký thuốc nhưng do chính cơ sở đó sản xuất tại địa chỉ khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sản xuất.

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được phép khắc phục và tái sử dụng. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào