Việc thành lập, tổ chức lại và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội được thực hiện như thế nào?

Việc thành lập, tổ chức lại và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội. Qua một vài tài liệu, em được biết, hiện nay, cơ sở trợ giúp xã hội cũng có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật. Em thắc mắc không biết việc thành lập, tổ chức lại và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội được thực hiện như thế nào? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Bích Tuyền (tuyen***@gmail.com)

Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

Theo đó, việc thành lập, tổ chức lại và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 11 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị cơ sở trợ giúp xã hội công lập; phân loại cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 55/2012/NĐ-CP).

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc thành lập, tổ chức lại và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào