Cơ cơ sở trợ giúp xã hội có phải là pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Lao động cơ sở 2. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, theo quy định pháp luật thì cơ cơ sở trợ giúp xã hội có phải là pháp nhân hay không? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Lan Hương (huong***@gmail.com)

Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

Theo đó, tư cách pháp nhân của cơ sở trợ giúp xã hội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 4 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Cơ sở có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

2. Cơ sở có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của cơ sở khác đã được đăng ký trước đó;

b) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Trụ sở hoạt động của cơ sở phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ cụ thể.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về tư cách pháp nhân của cơ sở trợ giúp xã hội. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào