Quy tắc ứng xử với người vi phạm pháp luật của Công an nhân dân kể từ ngày 06/10/2017

Quy tắc ứng xử với người vi phạm pháp luật của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phan Hạ Linh. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến quy tắc ứng xử của Công an nhân dân. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì quy tắc ứng xử với người vi phạm pháp luật của Công an nhân dân được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn ! Phan Hạ Linh (halinh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 27/2017/TT-BCA quy định về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ ngày 06/10/2017 thì quy tắc ứng xử với người vi phạm pháp luật của Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:

- Thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an trong đấu tranh, xử lý đối với người phạm tội và người có hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Kiên quyết, mưu trí, dũng cảm, khôn khéo trong thực hiện nhiệm vụ; xử lý vi phạm phải khách quan, trung thực đảm bảo các yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ.

- Khi tiếp xúc với người vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm.

- Không lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án dẫn đến bỏ lọt, oan, sai hoặc nhằm mục đích khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy tắc ứng xử với người vi phạm pháp luật của Công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 27/2017/TT-BCA.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào