Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Ngọc, hiện công tác tại Hà Nội. Tôi đang cần tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Cho tôi hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.    

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 104/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/11/2017) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều được quy định như sau:  

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Chi cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 104/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!                

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào