Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, theo quy định hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ quyền hạn như thế nào trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm? Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Vũ Trần Khoa (khoa***@gmail.com)

Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 5 Điều 66 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

b) Xây dựng hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương;

c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

d) Hướng dẫn Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, tích hợp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm;

đ) Báo cáo định kỳ hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền;

g) Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 2 Điều này.

Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân d

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban nhân dân tỉnh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào