Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất đòi lại quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất
Không phải trong mọi trường hợp khi giải quyết việc chia tài sản chung, đòi tại tài sản là quyền sử dụng đất đều buộc đương sự cung cấp biên bản giao ranh giới đất. Khi biên bản đó có ý nghĩa chứng minh để giải quyết vụ án thì nó mới là chứng cứ và cần thiết phải xuất trình. Ví dụ: đương sự cho rằng mình bị lấn đất thì biên bản giao ranh giới đất là chứng cứ của vụ án; nhưng trong vụ án khác, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà, nguyên đơn chỉ yêu cầu hủy hợp đồng do bị đơn đã vi phạm hợp đồng về thời gian trả tiền thì biên bản giao ranh giới đất không phải là chứng cứ của vụ án. Không phải chỉ có nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh, cũng không phải chỉ có bị đơn có yêu cầu phản tố mới có nghĩa vụ chứng minh.
Theo quy định tạ Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự thì:
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác dối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
Như vậy, nguyên đơn hay bị đơn đều có nghĩa vụ chứng minh. Nói “yêu cầu” hay “phản đối yêu cầu” là nói chung, nói cụ thể là ai nêu ra tình tiết, sự kiện pháp lý thì người đó có nghĩa vụ chứng minh cho tình tiết, sự kiện mình đã nêu ra là có căn cứ. Cũng phải lưu ý đến quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh được quy định tại Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự như “một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh” để xác định nghĩa vụ chứng minh một cách chính xác.
Thư Viện Pháp Luật