Quyền khởi kiện khi tặng cho

Tại lễ ăn hỏi của anh A và chị B, cha mẹ của anh A mang tặng cho chị B 02 chỉ vàng. Khi chưa đến ngày cưới thì anh A và chị B mâu thuẫn, hôn lễ không được tiến hành, cha mẹ anh A làm đơn khởi kiện yêu cầu chị B trả lại 02 chỉ vàng. Trường hợp này cha mẹ của anh A có được quyền khởi kiện không? Có thể chấp nhận yêu cầu của cha mẹ anh A hay không?

Vấn đề trước tiên cần xác định là có quyền khởi kiện không phải là khái niệm đồng nhất với khái niệm có quyền lợi hợp pháp và có căn cứ, nói cách khác là quyền khởi kiện không đồng nghĩa với thắng kiện. Về nguyên tắc, vụ việc phải được giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật mới đi đến phán quyết chấp nhận hay bác yêu cầu của đương sự. Vậy thì trường hợp nào là trường hợp Tào án phải trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự do "người khởi kiện không có quyền khởi kiện"? Đó là trường hợp quyền dân sự mà họ yêu cầu không có căn cứ pháp luật, hay nói cách khác là theo hệ thống pháp luật hiện hành thì họ không có quyền đó.
 
Ví dụ: Anh X khởi kiện yêu cầu được chia di sản của anh trai với lý do có công chăm sóc anh trai khi vợ, con của anh trai đang ở xa thì đây là trường hợp anh X không có quyền khởi kiện; nhưng nếu anh X khởi kiện yêu cầu được chia di sản của anh trai với ly do có di chúc của anh trai cho anh được thừa kế thì lại là trường hợp anh A có quyền khởi kiện. Trong trường hợp của câu hỏi này thì cha mẹ của anh A có quyền khởi kiện về hợp đồng tặng cho vì họ là một bên trong hợp đồng tặng cho tài sản. Việc chấp nhận yêu cầu của cha mẹ anh A hay không phải tùy trường hợp cụ thể. Có thể được hiểu là việc tặng cho người con dâu tương lai ấy với điều kiện người được tặng cho trở thành con dâu họ. Tức là việc tặng cho có điều kiện theo quy định tại điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự . Tùy từng trường hợp lỗi của bên nào làm cho điều kiện không được thực hiện mà chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu đòi lại tài sản.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào