Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay được tiến hành ra sao?

Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Vinh. Hiện tại, em đang tìm hiểu về các thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, theo quy định hiện hành, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay được tiến hành ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Trương Hồng Anh (anh***@gmail.com) 

Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Theo đó, thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 30 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Trường hợp đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu bay, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam, ghi nội dung đăng ký cầm cố, thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu tàu bay, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp vào số đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay cho người yêu cầu đăng ký.

2. Trường hợp thay thế tàu bay, thì người yêu cầu đăng ký phải nộp hồ sơ xóa đăng ký theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này và nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

3. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thì Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp tàu bay được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo địa chỉ ghi trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.

4. Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam hoặc trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, thì chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, đồng thời gửi văn bản thông báo cho người yêu cầu đăng ký việc chỉnh lý thông tin và thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp có sai sót.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào