Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thuỷ sản tại cơ sở được quy định như thế nào?
Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thuỷ sản tại cơ sở được quy định tại Điều 18 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
1. Cơ sở đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh chủ động thực hiện Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y.
2. Thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát:
a) Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Tối thiểu 02 (hai) năm tính đến thời Điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch giám sát, nếu phát hiện có mầm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn thì cơ sở tiếp tục thực hiện Kế hoạch giám sát thêm ít nhất 06 (sáu) tháng đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, ít nhất 03 (ba) tháng đối với cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm so với Kế hoạch giám sát ban đầu;
b) Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Thực hiện giám sát trong thời gian tối thiểu là 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Nội dung giám sát phải bảo đảm đúng như nội dung Kế hoạch giám sát đã được cơ sở thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận.
3. Khi có Điều chỉnh về thời gian, số lượng mẫu, tần suất thu mẫu so với Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y, cơ sở phải có văn bản báo cáo lý do Điều chỉnh kèm theo Kế hoạch giám sát đã được Điều chỉnh.
4. Kết thúc quá trình giám sát, cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả, nhận định tình hình và xây dựng báo cáo kết quả giám sát theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thuỷ sản tại cơ sở theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật