Xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở

Xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thành Long hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang, Khánh Hoà, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau: Xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (thanhlong***@gmail.com)  

Xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở được quy định tại Điều 17 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau: 

Cơ sở có nhu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Kế hoạch giám sát) bao gồm:

1. Giám sát chủ động

a) Theo dõi, ghi chép thông tin về các hoạt động kiểm soát trong sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản bảo đảm an toàn dịch bệnh; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;

b) Theo dõi, ghi chép thông tin về tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y, sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường; sử dụng thức ăn, biện pháp vệ sinh thú y, xử lý dịch bệnh;

c) Lấy mẫu động vật thủy sản nuôi, mẫu môi trường, mẫu chất thải, mẫu thức ăn tươi sống (nếu có) và mẫu vật chủ trung gian để xét nghiệm xác định mầm bệnh theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

2. Đối với cơ sở đ được chứng nhận VietGAP, cơ sở xây dựng Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 1, các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.

3. Đối tượng thuộc diện giám sát

a) Động vật thủy sản cảm nhiễm, nghi nhiễm bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh;

b) Động vật thủy sản đang được nuôi tại cơ sở, mới nhập về cơ sở;

c) Thức ăn dùng cho động vật thủy sản;

d) Môi trường, chất thải, yếu tố trung gian truyền bệnh;

đ) Dịch bệnh, mầm bệnh cơ sở đề nghị chứng nhận an toàn.

4. Địa Điểm giám sát

a) Khu vực sản xuất giống, ương, nuôi động vật thủy sản; nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật thủy sản; nguồn cung cấp nước, nơi thu gom chất thải, nước thải;

b) Khu vực nghi có bệnh, khu vực trước đây có dịch bệnh, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

5. Giám sát bị động thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan thú y và khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh tại cơ sở.

6. Các bước xây dựng Kế hoạch giám sát

a) Xác định Mục tiêu giám sát phát hiện tác nhân gây bệnh;

b) Rà soát, kiểm tra, bổ sung các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xử lý mẫu; năng lực của Phòng thử nghiệm, trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ xét nghiệm; các quy trình xét nghiệm; hệ thống ghi chép thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm; nguồn nhân lực và kinh phí cần thiết để triển khai giám sát;

c) Nội dung chi Tiết để thực hiện giám sát; phân công trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện từng nội dung của Kế hoạch;

d) Gửi Kế hoạch giám sát đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám sát dịch bệnh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào