Lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nhiệm vụ gì?
Ngày 05/8/2011, Bộ Công an ban hành Thông tư 39/2011/TT-BCA quy định lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Thông tư này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung và phương pháp kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của lực lượng Công an nhân dân và áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2011/TT-BCA. Cụ thể bao gồm:
a) Thông qua tuần tra, kiểm tra và các biện pháp nghiệp vụ khác để phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
c) Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, khoa học - kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
d) Bảo vệ an toàn, bí mật cho cá nhân, tổ chức cung cấp, báo tin về vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
e) Yêu cầu cơ quan quản lý đường bộ khắc phục các bất hợp lý về tổ chức an toàn giao thông đường bộ.
Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ trên, lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng đồng thời có các quyền sau:
- Lập biên bản các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và xử lý theo thẩm quyền;
- Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ khác để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp cần thiết, được ra quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây nguy hại đến an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Yêu cầu cơ quan quản lý đường bộ, chính quyền địa phương, tổ chức có liên quan phối hợp xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ của lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 39/2011/TT-BCA.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật